Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Cơ chế, thể chế, thiết chế ...rồi tự chế!

Đề nghị kỷ luật Bí thư, Chủ tịch TP.Đà Nẵng - ảnh 1
Chuyện bằng cấp, chuyện quản lý đô thị và đất đai, chuyện sắp xếp nhân sự, chuyện nguyên tắc đảng đều không phải là tình tiết chính trong câu chuyện chính trường đang lùm xùm ở Đà Nẵng. Đó cũng chẳng phải là lý do để Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, bởi những sai phạm được liệt kê thật bình thường, và có thể tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào.
Vấn đề mấu chốt ở đây là bởi hai diễn viên chính trên sân khấu chính trị Đà Nẵng, Bí thư Xuân Anh và Chủ tịch Đức Thơ, thông qua hai thiết chế Thành ủy và UBND, đã so kè nhau tới mức tạo ra một tình thế bế tắc, khiến tiến trình ra quyết định của thành phố hơn năm qua thường xuyên bị ngưng trệ, cán bộ thì ôm ghế thấp thỏm, nhà đầu tư, doanh nghiệp thì trì hoãn để nghe ngóng thông tin. Khán giả dần mất kiên nhẫn với vở kịch bế tắc này, và để câu chuyện không kéo dài lâu hơn, Trung ương buộc phải can dự để hạ màn cả hai diễn viên chính.
Tuy nhiên, câu hỏi là, lý do nào dẫn đến tình trạng so kè nghiêm trọng như trên? Đặt câu chuyện vào một bối cảnh rộng lớn hơn, có thể kể ra 3 nguyên nhân.
Đầu tiên là quy trình thăng tiến truyền thống bị xô ngã. Những thế hệ lãnh đạo trước đây của thành phố đều thăng tiến tuần tự từ thấp đến cao qua một thời gian dài. Ở mỗi nấc thang trong hệ thống quyền lực, cá nhân lãnh đạo có đủ thời gian xây dựng và củng cố mạng lưới cánh hẩu của riêng mình. Ngay cả khi giữa những người lãnh đạo thăng tiến tuần tự này có xung khắc với nhau đi chăng nữa, họ cũng dễ thỏa hiệp với nhau hơn vì qua một thời gian dài công tác cùng nhau, lợi ích của các bên đã đan xen tới mức chẳng ai muốn nghĩ tới việc sống mái. Ở Đà Nẵng, có thể xem Đức Thơ là đại diện của kiểu lãnh đạo tuần tự nhi tiến này, trong khi Xuân Anh lại hiện lên khá rõ mà một người được ‘ấn’ vào chiếc ghế lãnh đạo cao nhất ở thành phố. Mâu thuẫn giữa phe mới nổi và cựu trào là không thể tránh khỏi.
Lý do thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích. Trong thể chế song trùng đảng-chính quyền ở nước ta, chuyện Bí thư và Chủ tịch không ưa nhau là hết sức tự nhiên và bình thường, như một rừng hai hổ. Tuy nhiên, 10-15 năm qua, trong khi hai cơ cấu đảng và chính quyền đều ngày một phình to ra, xung đột giữa chúng có vẻ chưa quá căng thẳng khi mà miếng bánh lợi ích cũng lớn lên tương ứng, đi liền với việc gia tăng nợ công và khai thác kiệt cùng tài nguyên khoáng sản. Ở mỗi tỉnh thành, dù phe Bí thư hay phe Chủ tịch đều không thể chiếm trọn miếng bánh, song mỗi phe đều khá hài lòng với phần bánh trong tay mình có vẻ đang lớn hơn qua từng năm. Tuy nhiên, dễ thấy là miếng bánh lợi ích không thể phình to mãi, nếu không muốn nói là đang có dấu hiệu nhỏ xuống rõ rệt, nhất là từ sau Đại Hội XII, khi mà nợ công đã chạm mức báo động và tài nguyên thì đã cạn kiệt. Thế thì, một khi quy mô bộ máy không giảm tương ứng với tốc độ nhỏ đi của chiếc bánh, mâu thuẫn sẽ tăng. Nhìn dưới góc độ này, Đà Nẵng chỉ đang kể tiếp câu chuyện của Yên Bái, dù không vang tiếng súng, song chẳng hề kém phần gay cấn. [Và quan trọng là, không phải chỉ mỗi Đà Nẵng, hãy chờ xem]
Nguyên nhân thứ ba, và cũng là điều khiến xung đột ở Đà Nẵng vượt ra ngoài biên giới địa phương, là màu sắc chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) của nó. Đoạn đường Thành ủy tới UBND chỉ vài trăm mét nhưng lắm khi đôi bên phải bay vòng Ba Đình trước khi có thể tương tác được với nhau. Chiến tranh ủy nhiệm hay nổ ra ở những nơi xuất hiện chân không quyền lực, hoặc nơi mà thế lực nắm quyền ngồi chưa vững chiếc ghế quyền uy, nên bên ngoài hoặc bên trên dễ dàng can thiệp. Đà Nẵng hậu Bá Thanh là một nơi như vậy, vì dù rằng còn nhiều tranh cãi xung quanh di sản của ông, khó có thể phủ nhận suốt 20 năm đứng đầu thành phố của mình, ông Thanh chưa hề có một kế hoạch nghiêm túc về việc lựa chọn và xây dựng nhân vật số 2 thay thế ông, nhất là khi chuyến ‘Bắc du’ của ông có vẻ không nằm trong dự liệu.
Tóm lại, vấn đề xung đột chính trị ở Đà Nẵng vừa có tính thời cuộc, vừa có tính cơ cấu thuộc về bản chất thể chế hiện hành. Một kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể giải quyết được tính thời cuộc của vấn đề, song nguyên nhân mang tính cơ cấu đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn thế gắn với cải cách thể chế.
PS: Nhiều người sẽ nói, phân tích vấn đề thế nhưng quan trọng giải pháp là gì. Well, thực ra đây là vấn đề của Đảng Cộng sản, mình không phải là đảng viên bàn vào cũng hơi vô duyên. Vả lại, với chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch, tin rằng đảng cũng chẳng cần ai góp ý. Trong vị trí người dân, thực ra mình hứng thú hơn nhiều với Sơn Trà, Đồng Tâm, Cai Lậy, An Đông – nơi người dân đang dần tự tin với quyền lực của mình, và biết cách tạo ra quyền lực đó để bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ và cộng đồng. Hãy để Đảng Cộng sản xoay sở với vấn đề của họ, những giải pháp khác đang chờ chúng ta.
 Nguyễn Anh Tuấn/(FB Nguyễn Anh Tuấn)
-------------

10 nhận xét:

  1. Mình chờ mãi một bài viết có tính tổng quát như thế này! Xin cảm ơn tác giả và bác đại tá !
    CCB đánh Tàu.

    Trả lờiXóa
  2. "Tuy nhiên, dễ thấy là miếng bánh lợi ích không thể phình to mãi, nếu không muốn nói là đang có dấu hiệu nhỏ xuống rõ rệt, nhất là từ sau Đại Hội XII, khi mà nợ công đã chạm mức báo động và tài nguyên thì đã cạn kiệt."
    Đúng - tiêu biểu là nguồn dầu mỏ tại Biển Đông đã bị TC ôm trọn, những tên Đinh La Thăng phiên bản mới hết chỗ hút máu đất nước!

    Trả lờiXóa
  3. Hay lắm , cách nhìn vấn đề " Đà Nẵng" trong tầm nhìn bao quát cả 62 tỉnh thành và thể chế chính trị hiện hành là rất trúng và đúng. Mâu thuẫn và thỏa hiệp đã, đang và sẽ tồn tại giữa 2 bộ máy song trùng " Đảng - Chính quyền " do với mô hình nhà nước XHCN Việt Nam. Đằng sau những mâu thuẫn và thỏa hiệp đó là sự hiện diện của các thế lực ngầm , tranh giành nhau vì chiếc bánh quyền lực và tài chính. Sai phạm của 9 dự án liên quan đất đai và 31 tòa nhà công sở hóa giá , do các nhóm lợi ích ở ĐN thâu tóm là minh họa cho mức độ và màu sắc mâu thuẫn lợi ích nhóm. E rằng không chỉ đang và sẽ diễn ra ở ĐN mà tất cả các cấp chính quyền cả nước.

    Trả lờiXóa
  4. Bài hay , nhất là đoạn PS. Giúp người đọc hiểu vấn đề một cách thấu đáo .

    Trả lờiXóa
  5. Cái nguy hiểm nhất của tự chế là tự chế ra luật do mức định án sẵn của các cấp ủy từ thấp đến cao .

    Chiếc lồng tự chế " nhốt quyền lực " của ông Trọng cũng vậy . Chiếc lồng này vi hiến và phạm pháp vì lạm quyền .

    Mọi tội nhân đều phải do pháp luật xử lý , pháp luật chỉ có nhà tù không có chiếc lồng . Chiếc lồng ông Trọng " tự chế " là một trong vô vàn sản phẩm của đảng trị vi phạm hiến pháp .

    Một xã hội không luật lệ chính là xã hội thối nát tham nhũng và độc tài chỉ báo khổ dân lành bé cổ thấp họng .

    Trả lờiXóa
  6. khi các chính ủy vẫn còn nằm trong đống rơm chưa bị lộ ,thì giời ạ! Phát đi những thông điệp nghe khiếp cả hồn,nào là nếu lọ nếu chai thì từ chức,rồi văn hóa từ chức ,gớm chết,dân cứ ngỡ phen này được các quan thanh thiên, nào ngờ,từ đống rơm chi ra,thật đúng với câu miệng quan trôn trẻ,mua danh ba vạn bán danh một hào, nhục nhã ,ê chề,một đời bị băng hoại,nếu còn chút liêm sỉ ,thì không nên có mặt ở cõi trần này nữa ,vì còn danh dự của gia đình,gia tộc.

    Trả lờiXóa
  7. Nguyên nhân thứ tư, chị Thủy - vợ anh Chi, mẹ Nguyễn Xuân Anh - đã nhận một "cục gạch" USD để rồi anh Chi làm lơ vụ Vinashine. Rõ là "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền". Không biết ông Vượng đương kim CN UBKTTƯ có dám "sờ gáy" cựu UVBCT, cựu CN UBKTTƯ Nguyễn Văn Chi không? Dư luận nói phe pái trong Đảng, chỉ đúng một phần. Cốt lõi của vấn đề lè tham nhũng. Anh Chi từng bênh anh Ng Bá Thanh trong vụ tham nhũng cầu Sông Hàn, anh Chi bị "ném" một "cục gạch" để bỏ qua vụ Vinashine. Rõ là anh Chi chẳng phe phái con mẹ chi cả. Vì anh X và anh "hốt sạch..." Bá Thanh có ưa gì nhau đâu. Tiền hết thôi. Tham nhũng lại lấy của tham nhũng nuôi tiếp tham nhũng. Anh Trọng phải mạnh mẽ hơn trong vụ ni mới triệt nọc độc tham nhũng đã và đang truyền lại cho thế hệ kế tiếp. Nguy cơ sụp đảng do tham nhũng là có thật. Chẳng thằng tây nào nó đánh cho mfnh sập được đâu. mình tự sập vì không dạy được "đầy tớ" của mình thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Trọng có thua anhnày anh kia đâu mà bảo phải mạnh mẽ hơn.Anh Trương tấn Sang,dân gọi là Tư SÂU,anh Trọng là chúa đấy.

      Xóa
    2. Nặc danh18:49 23 tháng 9, 2017 cũng vẫn nhận ra giọng văn của "Văn lâm", bệnh tình cũng đỡ hơn, nhưng tung hô Trọng lú thì chứng tỏ không khỏi được bệnh .

      Xóa
  8. Đồng chí Nguyễn Xuân Anh "trong sáng" rất lấc cấc, xấc xược!
    Thật mà!
    Có lần, khi cụ bà Lê Hiền Đức có những hành động hỗ trợ đồng bào Quảng Nam Đà Nẵng màn trời chiếu đất ở Hà Nội vì đi kêu bị chính quyền cướp đất thì trong cuộc điện đàm với Cụ y nói đại ý : bà có quyền lợi gì cùng với những người đi kiện kia không mà hăng hái giúp họ thế?
    Vâng, đồng chí Xuân Anh "tuổi trẻ tài cao" đấy ạ!

    Trả lờiXóa